Sợ con ăn không đủ no, sụt cân, thiếu chất là nỗi lo thường thấy của các bậc phụ huynh khi có con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm.

Bắt đầu giai đoạn ăn dặm đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng của trẻ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa, mà cần được bổ sung đa dạng bột ăn dặm ngọt, mặn, … để đảm bảo phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ.

Con ăn dặm nhưng cha mẹ “khủng hoảng”

Bước sang giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang ăn dặm, trẻ thường sợ ăn, sụt cân, nôn trớ do chưa quen với thức ăn mới. Chưa kể, những cơn biếng ăn sinh lý trong các tuần wonder week khiến con khó tính hơn bình thường. Điều này càng làm cha mẹ thêm áp lực và căng thẳng.

Trẻ thường sợ ăn, sụt cân, nôn trớ khi bắt đầu ăn dặm

Lúc này, cha mẹ dễ lạc vào ma trận phương pháp ăn dặm mới, với những món đồ hỗ trợ hoặc hàng loạt thực đơn tăng cân được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhưng không biết đâu là giải pháp phù hợp cho bé nhà mình. Tình trạng này không chỉ xảy ra với các bà mẹ nuôi con đầu lòng mà cả những người đã có hai, thậm chí ba con cũng gặp phải.

Tuy nhiên, thay vì ép hay cố nhồi nhét ăn dồn dập khiến trẻ hoảng sợ, phụ huynh nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp ăn dặm khoa học dành cho bé.

Cần tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn cho bé

Tạo không khí tích cực trong bữa ăn

Những ngày đầu khi mới tập ăn dặm, các bậc phụ huynh hãy tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn để trẻ được thoải mái, thay vì thúc ép hay la mắng, dễ khiến trẻ chán ăn, sợ hãi. Nếu con ăn quá ít, cha mẹ có thể cho uống thêm sữa hoặc chiều chuộng bằng các bữa phụ nhẹ nhàng, đầy đủ dinh dưỡng.

Sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp và rèn kỷ luật ăn cho con

Việc sắp xếp lịch ăn ngủ, sinh hoạt hợp lý cho trẻ rất quan trọng. Cha mẹ nên giãn các bữa uống sữa, ăn và cho trẻ vui chơi nhiều hơn để tăng cảm giác đói. Điều này có thể giúp trẻ chủ động thèm ăn và tăng khả năng hấp thu hơn.

Xem thêm: Phương Pháp Nấu Bột Ăn Dặm Ngọt Đơn Giản

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *