Trẻ bị sốt là một trong những dấu hiệu mà các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Vì thế, hầu như các gia đình có con nhỏ đều nên trữ sẵn thuốc hạ sốt trong tủ. Tuy nhiên, việc cất giữ và cho trẻ uống thuốc liều lượng như thế nào không phải ai cũng rõ. Nếu uống thuốc hạ sốt quá liều có sao không?

Uống thuốc hạ sốt quá liều có sao không?
Hiện nay, một trong những loại thuốc thông dụng nhất hiện nay để hạ sốt là paracetamol. Hoạt chất này thường có mặt ở rất nhiều sản phẩm với những tên gọi khác nhau và ở dưới trạng thái của các dạng thuốc khác nhau như: viên sủi, viên nén, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng bột pha dung dịch…
Các loại thuốc khác như là bạc hà chỉ giúp tạo ra thêm cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dưới dạng tinh thể ngậm nước (như thành phần có trong miếng dán lạnh) chứ đây không phải là thuốc hạ sốt. Có rất nhiều loại thuốc hạ sốt như là thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc hạ sốt xuất huyết,…

Thông thường, các bậc phụ huynh khi cho trẻ uống thuốc, chưa thấy đỡ hoặc nhiệt độ chỉ hạ chút ít lại nôn nóng tiếp tục lấy thuốc ra cho trẻ uống tiếp. Tuy nhiên việc uống nhiều lần trong một thời gian ngắn sẽ dẫn tới tình trạng ngộ độc thuốc ở trẻ.
Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho trẻ 2 tháng uống thuốc hạ sốt hay trẻ 3 tháng tuổi uống thuốc hạ sốt. Vì đây là những bé có độ tuổi khá nhỏ, sức đề kháng còn rất thấp, rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc.
Biểu hiện của ngộ độc thuốc thường xảy ra khi trẻ uống các loại paracetamol quá liều khoảng vài giờ, thường là dưới 24 giờ, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng kèm theo chán ăn. Từ 24-48 giờ, các triệu chứng về gan ở trẻ sẽ chuyển biến nặng lên. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị hệ quả như: suy thận, suy tim, rối loạn nhịp tim hay thậm chí tử vong.