Sốt và tiêu chảy ở trẻ em có thể là triệu chứng cho biết trẻ bị nhiễm khuẩn.  Tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng cha mẹ đừng vì vậy mà chủ quan, bởi trẻ bị tiêu chảy thường đi cùng với mất nước, nếu nặng có thể đe dọa tới tính mạng.  

Tìm hiểu về tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là gì?  

Từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày.  Một số trẻ có thể đi tiêu 1 lần/tuần.  Khi trên 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày.  Phân trẻ em thường mềm và đóng khuôn.  Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu mỗi 2 ngày 1 lần.  Trẻ được cho là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều chất lỏng hơn bình thường, hoặc đi trên 3 lần/ngày.  Tiêu chảy là cách cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, vì vậy phần lớn những đợt tiêu chảy ở trẻ sẽ kéo dài từ ba ngày đến một tuần.  Tiêu chảy thường xảy ra kèm theo đau đầu, buồn nôn và nôn, sốt và thậm chí phát ban.  

Tiêu chảy có 2 dạng:  

Tiêu chảy cấp tính: Trẻ đi ngoài phân lỏng liên tục dưới 14 ngày.  Nguyên nhân có thể do thức ăn hoặc nước uống nhiễm khuẩn hay do virus.  

Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy liên tục trong nhiều tuần.  Tình trạng tiêu chảy xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân nhưng dễ gặp nhất là khi trẻ bị nhiễm trùng hay nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp và dị ứng với thực phẩm.  

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng, sữa mẹ là một lựa chọn tuyệt vời giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.  Các chuyên gia khẳng định, so với dung dịch điện giải ( một loại chất lỏng thông thường được kê đơn để bù nước khi bé bị tiêu chảy) thì sữa mẹ dễ dàng hấp thụ và có đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nhiều.  

Với các bé lớn tuổi hơn, bác sĩ sẽ đề xuất một chế độ ăn uống không có chất béo và ít muối trong một thời gian ngắn.  Nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm, bạn cần ghi chép lại chế độ ăn của con và biết loại thực phẩm nào là thủ phạm làm cơ thể bé phản ứng lại.  Ví dụ, những bé bị hội chứng ruột kích thích không dung nạp được thực phẩm giàu đường, nhiều muối hoặc sữa.  Những bé này có thể bị tiêu chảy khi ăn thực phẩm nhiều đường hoặc muối. 
Tham khảo thêm bài viết: Sốt Và Tiêu Chảy Ở Trẻ Em Là Do Đến Từ Nguyên Nhân Nào?

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *