Bệnh về tay chân miệng có thể xảy ra với bất kỳ độ tuổi nào, chủ yếu thường xảy ra với các bé dưới 5 tuổi và đặc biệt khoảng 3 tuổi. Đây được xem là căn bệnh truyền nhiễm và số ca tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ hàng năm. Hãy cùng tìm hiểu về trieu chung chan tay mieng qua bài viết dưới đây nhé.
Những vùng trên cơ thể trẻ dễ xuất hiện triệu chứng chân tay miệng
Vùng tay, chân: da trên các vùng này sẽ biểu hiện ở dạng phỏng nước, tấy đỏ thành từng mảng.
Vùng miệng: thường xuất hiện những hình dáng đỏ từng mảng, mụn nước gây khó chịu cho các trẻ. Tuy nhiên ở một số trẻ chỉ loét miệng hoặc nổi mụn nhỏ ở mông hay bẹn, nếu cha mẹ không để ý kỹ sẽ không thấy. Ngoài những tổn thương này trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy cơ địa mỗi em.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ và nguyên nhân
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không là một câu hỏi luôn được các bậc cha mẹ quan tâm? Đây là một căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: co giật, sốt cao, viêm cơ tim, viêm màng não vv… khi chúng ta không điều trị kịp thời cho bé.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do nhóm virus Enterovirus. Bệnh lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở các cơ quan như hầu, họng, những vết xước trên da khi vết thương chưa lành. Nên chúng ta cần lưu ý khi trẻ sống trong cộng đồng, có cơ hội tiếp xúc nhiều nguồn lây bệnh như nhà trẻ, trường tiểu học, người bệnh.

Với những biểu hiện của tay chân miệng ở trẻ chúng ta cần chăm sóc thế nào?
- Cách ly trẻ cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn để tránh lây lan cho các bé khác
- Vệ sinh kỹ cho bé sáng, trưa, chiều. Cho bé mặc quần áo thông thoáng, vệ sinh sàn nhà, phòng và các vật dụng bé tiếp xúc bằng nước sôi
- Quan sát các biểu hiện và triệu chứng sốt, loét miệng, nổi những mẩn đỏ ở tay, chân. Tìm mua hapacol 250 giá tốt khi các bé sốt.
- Đưa trẻ đến bệnh viện nhi điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.