Muối là gia vị phổ biến nhất trong các món ăn hàng ngày. Nhưng với trẻ nhỏ, ngoài việc ăn dặm với bánh gerber, thời điểm nào là thích hợp nhất để cho con tập ăn thức ăn có gia vị? Mẹ cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Lượng muối phù hợp cho bé
Khi mới bắt đầu ăn dặm, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn thức ăn không nêm gia vị hoặc có vị ngọt tự nhiên từ trái cây, rau củ. Lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nên khó hấp thu các thức ăn chứa gia vị như muối. Dưới đây là lượng muối an toàn theo độ tuổi của bé như sau:
Dưới 1 tuổi: < 1 g muối/ngày
1 – 3 tuổi: <2 g muối/ngày (tương đương 0.8 g natri)
4 – 6 tuổi: < 3 g muối/ngày (tương đương 1.2 g natri)
7 – 10 tuổi: < 5 g muối/ ngày (tương đương 2 g natri)
Từ 11 tuổi trở lên không nên cho bé ăn quá 6 g muối/ngày (khoảng 2.4 g natri).

Những thực phẩm nhiều muối nên tránh
Chúng ta đều biết thành phần chính có trong muối ăn là natri, có tác dụng đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh. Trẻ dưới 6 tháng tuổi hấp thu natri ở 1 lượng rất nhỏ thông qua sữa mẹ và sữa công thức. Khi bé bắt đầu ăn dặm (từ 6 tháng tuổi) thì trẻ vẫn tiếp tục nhận natri từ sữa mẹ, sữa công thức bên cạnh đó là 1 lượng nhỏ natri tự nhiên có trong các thực phẩm chưa qua chế biến. Vậy khi cho bé ăn thức ăn chứa muối thì mẹ nên lưu ý điều gì?
Các thực phẩm ít muối tự nhiên có thể cho bé ăn dặm bao gồm thịt tươi, cá tươi, trứng, rau củ, trái cây…
Không cho bé ăn thức ăn có lượng muối nhiều hơn mức tiêu chuẩn ở trên như các món ăn của người lớn, các loại bánh quy, bánh nướng, nước hầm thịt, nước chấm/ nước sốt, pizza, thịt xông khói, giăm bông, khoai tây chiên… không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Mẹ nên chọn một số thực phẩm chế biến dành riêng cho trẻ ăn dặm, chẳng hạn như ngũ cốc, thức ăn nghiền, bánh ăn dặm… vì trong đó có hàm lượng muối thấp rất phù hợp cho bé. Mỗi sản phẩm đều quy định độ tuổi sử dụng do đó mẹ nên chú ý nhé!
Đọc thêm: Bánh gerber: Tổng hợp bí quyết nấu món ăn dặm cho bé