Hiện nay, có một số thông tin đưa ra cho thực phẩm cho trẻ em có chưa hàm lượng kim loại nặng gây nên tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong đó, bánh ăn dặm gerber cũng được nhắc đến. Vậy vì sao kim loại nặng có trong thực phẩm và tác hại cụ thể của kim loại nặng trong thực phẩm là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
I/ Vì sao có kim loại nặng trong thực phẩm
Do không khí, nước và đất của chúng ta đều chứa kim loại. Mức độ tìm thấy kim loại nặng trong thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Điều kiện đất đai trồng trọt; quy trình sản xuất và chế biến nông nghiệp cũng như công nghiệp; DNA của cây lương thực; và tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá khứ hoặc hiện tại. Ngoài ra, có một số kim loại mà cơ thể con người cần, được cố ý thêm vào một số loại thực phẩm, bao gồm ngũ cốc ăn sáng và sữa công thức dành cho trẻ em, nhằm mục đích tăng cường lợi ích dinh dưỡng.
II/ Tác hại của kim loại nặng đối với con người
Khi kim loại xâm nhập vào cơ thể, kim loại sẽ tích tụ dần trong các mô. Mặc dù, cơ thể cũng có cơ chế đào thải nhưng tốc độ tích tụ lớn hơn gấp nhiều lần. Ví dụ, để có thể đào thải một nửa lượng thủy ngân tích tụ trong mô sẽ phải mất chừng 80 ngày. Ngoài ngộ độc cấp tính, thì nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính mà chúng ta không thể nào biết trước hậu quả của chúng gây ra. Thật không may là tình trạng ngộ độc mãn tính thường gặp hơn hẳn. Nguyên nhân là do chúng ta ăn phải thức ăn tồn dư kim loại nặng trong thực phẩm cao. Chúng nhiễm và tích lũy dần dần rồi gây hại cho cơ thể.

III/ Tác hại của kim loại nặng Đối với thức ăn
Các loại rau quả sẽ bị nhiễm nếu được trồng trên nguồn đất ô nhiễm kim loại hoặc được tưới nước bị nhiễm. Những loại cá, tôm, thủy sản được nuôi trong nguồn nước bị nhiễm cũng trở thành những loại thực phẩm có chứa kim loại. Gia súc, gia cầm bị nuôi bằng thức ăn và nguồn nước nhiễm nặng thì cũng khó tránh khỏi tình trạng nhiễm kim loại nặng.
Đọc thêm: Bánh ăn dặm gerber: một chế độ ăn uống cân bằng tốt