Khoảng 6 tháng, trẻ sơ sinh sẽ nhú chiếc răng sữa đầu tiên, đây là cột mốc quan trọng trong trình tự mọc răng của bé. Thông thường, những chiếc răng sữa sẽ mọc theo một trình tự nhất định. Vậy bé mọc răng sẽ gặp những vấn đề gì?

Thông thường, bước vào độ tuổi 6 tháng, tướt mọc răng, chiếc răng đầu tiên sẽ nhú và đến sinh nhật 3 tuổi của mình thì bé yêu sẽ sở hữu một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ sắp mọc răng thường là: Chảy nước dãi, lợi nhô, thích gặm nhấm, thường xuyên quấy khóc, có thể kèm theo sốt nhẹ, tiêu chảy. Bộ răng sữa của trẻ sẽ gồm có tất cả khoảng 20 răng, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Cách chữa sốt cho trẻ mọc răng?
Khi trẻ 7-8 tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu bước vào quá trình thay răng. Những chiếc răng sữa sẽ dần dần rụng đi và được thay thế bằng các chiếc răng vĩnh viễn. Từ trẻ lên 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có khoảng 28 răng trưởng thành.

Bố mẹ đều muốn “canh” để giúp bé yêu thay răng đúng thời điểm để giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé yêu thay răng nào trước, răng nào sau.
Dấu hiệu trẻ nhỏ mọc răng
- Chảy dãi: Mọc răng ở trẻ sẽ kích thích chảy nước dãi
- Cằm nổi mẩn: Khi bé yêu chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với làn da mặt, miệng và đôi khi là nổi mẩn cả cổ.
- Ho: Bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc do có quá nhiều nước dãi trong miệng.
- Sốt: Một số trẻ có thể bị sốt. Vậy làm thế nào hạ sốt cho trẻ mọc răng?
- Thích nhai cắn: Áp lực khi những mầm răng bé bắt đầu đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con yêu không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng sẽ có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng sẽ có trong tay.
- Chán ăn: bé mọc răng không chịu ăn phải làm sao? Sự khó chịu sẽ khiến trẻ nhỏ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ nhỏ trở nên tồi tệ hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.