Dùng sữa nan a2 cho bé mẹ cần lưu ý một số vấn đề về cách sử dụng, pha sữa như thế nào… Dưới đây là những thắc mắc thường gặp và giải đáp cụ thể.

Nên đút sữa cho bé hay bú bình?

Điều này phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ mà mẹ cho bé uống một cách hợp lý. Tuy nhiên bú bình vẫn là cách tiện ích, tiết kiệm thời gian và dễ nhất dành cho cả mẹ và bé.

Cho bé bú bình để bổ sung thêm dinh dưỡng

Một số điều cần biết khi cho bé bú bình:

Chỉ nên cho bé bú bình khi đang đói, bé đang no mà mẹ cho bú thêm dễ bị trào sữa ra ngoài.

Kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ vào cổ tay, tiếp đến là cho vài giọt sữa vào miệng của bé cho bé quen vị ngọt, nếu bé nuốt hết thì cho đầu ti bình sữa vào miệng bé.

Để bình sữa theo hướng nghiêng chiều dốc xuống, không nên để dốc quá đứng làm bé bị ngạt do sữa, khi bé quay mặt đi có nghĩa là bé đã no.

Có thể pha sữa bột chung với sữa mẹ không?

Mẹ không nên làm điều này. Sữa mẹ và sữa bột có cách bảo quản khác nhau nên khi pha với nhau sẽ làm mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng vốn có trong 2 loại sữa.

Nếu pha chung làm bé uống không hết thì mẹ phải đổ sữa đi rất lãng phí. Nên ưu tiên sữa mẹ trước, nếu bé vẫn chưa no hẳn thì bổ sung thêm sữa công thức.

Sữa bột khác gì sữa mẹ?

Bé sẽ tiêu hóa sữa bột chậm hơn so với sữa mẹ, bé bú bình thường lâu đói hơn là sữa mẹ.

Đặc điểm của trẻ uống sữa bột đó là mẹ sẽ thấy phân của bé có màu sậm hơn và tanh hơn.

Khi bé làm quen với sữa bột dễ gặp tình trạng bị phản ứng “protein” có trong sữa, dẫn đến việc bé “xì hơi” nhiều hơn mức bình thường, hoặc có thể kèm theo vài triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác. 

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện?

Trẻ bị nôn đến 2 – 3 lần sau khi uống sữa bột thì mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện và mang theo loại sữa bột bé đang dùng cho bác sĩ kiểm tra ngay. 

Đọc thêm: Sữa nan a2: Dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn tiêu hóa

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *