Sốt cao co giật ở người lớn tuy ít xảy ra nhưng nếu sốt không được kiểm soát rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng khác nguy hiểm. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi bị sốt.
Hiểu đúng về sốt
Khi nào nên gọi là sốt? Nếu đo thân nhiệt ở miệng trên 37,5 độ C hoặc ở hậu môn trên 38 độ C thì được xem là sốt.
Sốt rất thường gặp ở trẻ em nhưng không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm. Sốt được xem là biểu hiện của của việc nhiễm vi rút hoặc nhiễm khuẩn. Một số nguyên nhân khác có thể gây sốt như dị ứng với thuốc, sốt mọc răng ở trẻ, sốt phản ứng sau tiêm…

Các dấu hiệu khác đi kèm thường gặp đó là sốt lúc nóng lúc lạnh, khát nước, da đỏ ửng, sờ bên ngoài thấy nóng. Ở trẻ em rối loạn ý thức, mê sảng, co giật.
Điều trị sốt tại nhà: sốt từ 39 độ C trở xuống, ngoài ra nếu không có dấu hiệu gì bất thường, có thể điều trị bằng cách chườm mát, mặc quần áo mỏng, tắm bằng nước ấm… Sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh? Để hạ nhiệt, người bệnh nên đắp khăn nhúng nước ấm, không quá nóng hay dùng nước đá.
Trẻ em sốt cao đi ngoài nên cho bổ sung nhiều nước, có thể dùng oresol bù điện giải.

Khi người bệnh bị sốt từ 38,5 độ C trở lên có thể uống thuốc. Trẻ em và người lớn phải uống đúng liều được khuyến cáo. Tên các loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ biến là Paracetamol với cách tính liều 10 – 15mg/ kg/ lần, mỗi lần uống cách nhau 4-6 giờ. Thuốc hạ sốt chỉ nên uống 1 loại mỗi lần, không kết hợp nhiều loại cùng lúc.
Ở trẻ em, sốt cao trên 39 độ C rất dễ dẫn đến co giật. Do đó nếu thấy sốt không hạ dù đã uống thuốc, xảy ra một trong các dấu hiệu bất thường đi kèm khác đó là bỏ bú, quấy khóc, sốt li bì, co giật, thở nhanh, đi ngoài nhiều, phân có nhầy máu…
Trong lúc bị sốt, người bệnh cần ăn uống đủ chất, chú ý ưu tiên các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo… Bổ sung vitamin C từ trái cây như cam, chanh… tăng cường hệ miễn dịch, cho cơ thể nhanh chóng phục hồi.