Mùa cúm diễn ra mạnh vào những tháng cuối năm, nếu trẻ bị cúm A sốt cao không hạ thì làm thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cúm mùa ở trẻ nhỏ và cách chăm sóc phù hợp.
Chăm sóc trẻ mùa cúm
Nhận biết diễn biến cúm nặng ở trẻ: Sốt cao và không đáp ứng với các thuốc giảm đau hạ sốt, sốt co giật, bị viêm mũi, ho nhiều, đau họng, mệt lả. Đây được xem là những trường hợp mắc bệnh nặng, phức tạp có thể gây nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh lý khác như hen phế quản… Sốt cúm A bao lâu thì khỏi nếu diễn biến bình thường? Khoảng 2 tuần trẻ có thể hết hoàn toàn triệu chứng. Cúm xảy ra quanh năm, nhưng vào mùa đông, ngoài cúm ra trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp khác. Do đó khi nhiễm thêm bệnh cúm trên nền bệnh lý khác thì bệnh sẽ nặng và kéo dài hơn.

Nếu mắc cúm thông thường, bạn vẫn có thể để trẻ tại nhà điều trị và theo dõi thường xuyên. Kh được chăm sóc đúng cách, virus cúm không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì không cần thêm kháng sinh, do kháng sinh không diệt virus mà lại khiến trẻ có tình trạng kháng kháng sinh.
Trẻ bị cúm, trẻ bị viêm a sốt cao cần vệ sinh đường hô hấp bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trẻ bị cúm nhẹ không cần phải dùng thuốc kháng virus, nên dùng khi trẻ bị cúm nặng. Sử dụng thuốc điều trị tại nhà cần sự tư vấn của bác sĩ.

Cúm A sốt bao nhiêu độ, như thế nào là bị cúm nhẹ? Nếu trẻ sốt cao nhưng nhanh chóng hạ xuống, các triệu chứng thuyên giảm dần trong 5 ngày đầu thì có thể xem đây là cúm thường. Một khi trẻ mắc phải một số chủng cúm nặng, có nguy cơ cao gây viêm phổi, suy hô hấp hoặc trẻ hen phế quản nhiễm thêm cúm thì tuyệt đối không nên tự ý chữa trị ở nhà, cần phải đưa trẻ đi khám để bác sĩ quyết định cho trẻ nhập viện hay không.
Trong quá trình chăm sóc trẻ khi bị cúm mùa, phụ huynh ngoài việc rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cho trẻ thường xuyên đừng quên dùng dung dịch nước muối sinh lý. Nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ và không bắt buộc phải rửa mũi hàng ngày nếu trẻ không mắc bệnh.