Trẻ sốt cao 40 độ nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nên làm gì khi trẻ sốt cao? Cùng tìm hiểu tại đây.
Cơ chế sốt và cách chữa trị
Nguyên nhân đa phần của những cơn sốt ở trẻ là do nhiễm trùng, còn lại là sốt do tiêm chủng hoặc đơn giản hơn là sốt mọc răng. Sốt là cách cơ thể phản ứng với virus, vi khuẩn và đây là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên cũng có những cơn sốt không rõ nguyên nhân. Trẻ sốt cao 40 độ sẽ xảy ra hiện tượng co giật do thân nhiệt tăng đột ngột, gây xung kích thần kinh. Còn sốt cao co giật ở người lớn tuy có thể xảy ra nhưng mức độ ít nghiêm trọng và hiếm khi.
Trẻ sốt cao liệu có nguy hiểm? Các tổn thương não do sốt xảy ra khi thân nhiệt vượt ngưỡng trên 42ºC. Thế nhưng sốt do nhiễm trùng thường ít khi lâm vào tình trạng này, trẻ có thể sốt lúc nóng lúc lạnh nhưng thân nhiệt thường từ 40 độ trở xuống.
Nhìn chung để tránh tác hại của sốt cao mẹ nên chủ động cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ C. Trên thực tế những cơn co giật do sốt hiếm khi ảnh hưởng xấu đến trẻ dưới sáu tháng tuổi và trẻ hơn sáu tuổi.
Bị sốt cao co giật có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ hay không? Những cơn co giật đa phần là lành tính. Đặc điểm chung là thường kết thúc nhanh và không gây động kinh ở trẻ. Nhưng nếu như trẻ bị viêm màng não, viêm não trước đó thì sốt co giật sẽ gây biến chứng nặng nề.
Trẻ bị sốt rét nên làm gì để hạ sốt? Khi bị sốt cao, mẹ nên chú ý thực hiện các biện pháp như sau:
– Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ (đúng liều lượng như khuyến nghị).
– Để trẻ bú thêm cữ hoặc cho uống thêm nước.
– Tắm nước ấm hoặc lau mát cũng là cách hạ sốt hiệu quả. Thực hiện đi kèm với uống thuốc hạ sốt.
– Trẻ sốt lúc nóng lúc lạnh thì không nên ủ ấm, đắp chăn hay mặc quần áo quá dày. Việc này làm cơ thể không thoát nhiệt được, mồ hôi thấm ngược vào da khiến trẻ bị run chân tay, cảm thấy rét dù đang quấn chăn.