Sốt tiêu chảy ở trẻ em là gì và nguyên nhân đến từ đâu? Làm gì khi trẻ bị đi ngoài, sốt cao? Cùng tìm hiểu hiện tượng này và cách xử lý nhanh trong bài viết dưới đây.
Sốt và đi ngoài ở trẻ
Trẻ sốt tiêu chảy sẽ đi ngoài phân lỏng như nước hoặc lẫn với chất nhầy, số lần đi nhiều hơn 2 trong vòng 24 giờ. Ở trẻ sơ sinh bú mẹ, lúc bình thường có thể sẽ đi ngoài khoảng 5 – 7 lần mỗi ngày. Nếu bị tiêu chảy thì phân sẽ có dạng sệt, lợn cợn, màu xanh, mùi chua xộc lên và đi ngoài ngay sau khi bú xong.
Vậy nên để xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không, bố mẹ nên quan sát hình thái của phân như thế nào và một số biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Trong một số trường hợp, trẻ em sốt 38 độ kèm đi ngoài nhiều lần có thể do nhiễm virus gây tiêu chảy cấp. Lúc này bé sốt từ nhẹ đến cao, thiếu nước, đi ngoài phân lỏng, người mệt mỏi, phát ban…

Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì? Có không ít phụ huynh chủ quan, nghĩ rằng do không hợp thức ăn nên bé bị tiêu chảy, chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống là khỏi. Một số bố mẹ còn tự ý mua thuốc cho bé uống. Trước tiên bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy. Nếu vấn đề do thực phẩm, cần tránh cho bé ăn tiếp và không nên ăn các thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, cay, đồ nguội…

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Bố mẹ nên cho bé ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo, súp… Đồng thời bổ sung nước và bù điện giải để tránh tình trạng thiếu nước cho bé. Nếu bé có những đặc điểm như sau thì nên đưa trẻ nhanh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời:
– Có dấu hiệu thiếu nước nặng
– Khóc không có hoặc ít nước mắt
– Trẻ đi ngoài nhiều hơn 8 lần trong vòng 6 giờ đầu tiên
– Đau bụng và nôn mửa liên tục
– Toàn thân mệt lả, nằm li bì
– Sốt cao 38,5 độ C trở lên không hạ
– Sốt tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày