Chuyển sang sữa công thức nan optipro, việc bú bình tuy tiện lợi nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều vấn đề thường gặp mà mẹ nên biết cách xử lý. Mẹ cùng tìm hiểu tại đây nhé!
Cho bé bú nhiều hơn cần thiết
Khi cho bé bú bình có nguy cơ làm mất sự thèm ăn tự nhiên và trẻ không muốn bú. Vì bú bình khiến bé bị động hơn, mẹ không nắm rõ liệu bé có cần bú ngay bây giờ hay không. Bắt ép bé bú là việc không cần thiết chưa kể còn làm cho bé muốn bú ít hơn lượng cơ thể thật sự cần.
Khi chuyển sang ăn dặm, thói quen bị ‘’ép” bú bình trước đó làm trẻ trở nên cứng đầu, có thái độ e dè về bữa ăn và mọi người xung quanh. Do đó khi cho bé bú bình mẹ nên quan sát lượng sữa còn dư sau mỗi lần bú, nếu dư nhiều thì có thể mẹ đã cho bú nhiều hơn lượng bé cần và nên giảm số lần pha sữa cũng như lượng sữa cho phù hợp nhu cầu của bé.
Bé khó ngủ sâu
Không ít trường hợp bé bú ít rồi ngủ, sau đó thức giấc và khóc. Nguyên nhân có thể là do sữa làm bé khó tiêu khiến bé thức giấc Thật ra, bé có thể ngủ khi chỉ mới bú một nửa số lượng sữa thông thường. Thi thoảng mẹ nên cho bé bú phần sữa còn thừa vào lần sau, nếu mẹ cảm thấy chắc chắn là bé muốn bú. Tốt nhất là nên cố gắng giữ 2-3 giờ giữa mỗi cữ bú.
Bé bú ít
Việc này mẹ không cần quá lo lắng. Hãy để bé bú theo nhu cầu, cho bé bú tiếp khi bé đói trở lại. Bé sẽ dần dần muốn bú hơn và bú được nhiều hơn. Khi no hoàn toàn thì bé sẽ ngủ sâu giấc hơn.
Cố định giờ bú bình cho bé bằng cách cố gắng kéo giãn thời gian giữa các lần bú từ 2 giờ, sau đó từ hơn 2 giờ rồi sau đó kéo dài tới 3 giờ. Lúc bé bắt đầu quấy khóc đừng vội bế bé ngay mà hãy chờ đợi một chút vì bé có thể ngủ trở lại. Trường hợp bé quấy liên tục hãy cho bé bú bình.
Đọc thêm: Nan optipro: Những vấn đề thường gặp khi bé bú bình (P.1)