Tiêu chảy là một bệnh tiêu hoá rất phổ biến. Người lớn bị tiêu chảy ít khi nghiêm trọng vì hệ miễn dịch và các cơ quan đã hoàn thiện đầy đủ, nếu người lớn biết cách cho uống bù nước và các chất điện giải, như vậy bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục hơn. Đối với trẻ em thì ngược lại, sốt và tiêu chảy ở trẻ em lâu ngày sẽ có khả năng bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của cơ thể, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và chữa trị đúng cách.
Dưới đây là một vài nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em thường gặp nhất cha mẹ cần phải biết cũng như các biện pháp cơ bản giúp cha mẹ chữa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm rotavirus
Rotavirus là nguyên nhân số một gây tiêu chảy ở trẻ em, lứa tuổi hay gặp nhất là trẻ dưới 3 tuổi, tập trung đông nhất là 7 – 24 tháng tuổi. Khi bị tiêu chảy, trẻ thường có biểu hiện như buồn nôn, sốt, đi ngoài ra nước nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu vàng xanh trông như quả cà chua hoặc rau bina. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì có thể do mất nước và phải nhập viện điều trị. Bệnh thường kéo dài từ 3 – 9 ngày nhưng cũng cần đến 2-3 tuần để bé hồi phục sức khoẻ. Xem thêm trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì?
Lây nhiễm E.coli
Nhiễm khuẩn là một trong những tác nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy ở trẻ em và ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh thường do nhiễm vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter và Vibrio cholerae (vi khuẩn tả) . .. gây ra. Tuỳ theo loại vi khuẩn trẻ bị nhiễm mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Khi con có dấu hiệu của tiêu chảy, cha mẹ nên cho con đi khám bác sỹ. Bác sĩ sẽ căn cứ trên các kết luận về tính chất khuẩn, triệu chứng của trẻ khi tiêu chảy để soi phân hoặc xét nghiệm máu nhằm tìm nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị. Xem thêm tre bi tieu chay kieng an gi?
Do thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh cũng là một trong những nguyên nhân tiêu chảy của trẻ em. Khi trẻ bị cảm cúm, ho, viêm phế quản, . . cần dùng kháng sinh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn làm chết những