Bên cạnh việc làm quen với đồ ăn thô, bé cũng cần tiếp tục sử dụng sữa. Vậy Nan Nga và Nan Việt cái nào tốt hơn cho bé khi ăn thô? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Phương pháp tập ăn thô cho bé hiệu quả
1. Ăn dặm kiểu Nhật
Với phương pháp tập ăn thô kiểu Nhật, mẹ có thể bắt đầu từ việc đút cho bé ăn. Thức ăn sử dụng trong phương pháp này sẽ được đặt trong bát hoặc có thể là khay riêng. Tập ăn thô cho bé kiểu Nhật hướng tới mục tiêu giúp bé rèn luyện kỹ năng xử lý thức ăn. Để đảm bảo sau 1 tuổi, bé có thể tự ăn và ăn các món ăn như người lớn. Độ thô của thức ăn sẽ được điều chỉnh theo từng giai đoạn như sau:
– Bé 5 – 6 tháng: Mẹ nấu cháo với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, lọc qua rây. Các món ăn khác cũng cần hấp chín và nghiền mịn.
– Bé 7 – 8 tháng: Mẹ tăng tỉ lệ gạo và nước lên thành 1:7 và không lọc qua rây. Các món ăn khác thay vì nghiền mịn, mẹ có thể nghiền nhỏ để bé tập làm quen.
– Bé 9 – 11 tháng: Mẹ nấu cháo với tỉ lệ 1 gạo : 3 nước hoặc 1 gạo : 5 nước. Độ thô của thức ăn cũng tăng dần bằng cách xé tơi. Ở giai đoạn này thay vì đút cho bé ăn, mẹ hãy để bé tập bốc nhé!
– Bé 12 – 18 tháng: Mẹ cho bé ăn cơm mềm hoặc cơm nát, các món ăn kèm có thể để nguyên miếng hoặc cắt nhỏ vừa phải. Lúc này, khi bé đã quen với việc bốc, mẹ có thể cho bé tập làm quen với việc sử dụng thìa.
2. Ăn dặm kiểu truyền thống
Tập ăn thô cho bé kiểu truyền thống cũng là phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn áp dụng. Bé sẽ được ăn bột hoặc cháo nấu kèm các loại rau và thịt xay nhuyễn ngay từ khi mới bắt đầu. Tuy phương pháp ăn dặm này khá phổ biến, tuy nhiên lại tồn tại nhược điểm khiến bé không có kỹ năng ăn thô. Mặc dù vậy, hiện nay ăn dặm kiểu truyền thống đã được cải tiến nhằm hỗ trợ bé ăn thô tốt hơn thông qua các giai đoạn khác nhau như:
– Bé 6 – 9 tháng: Mẹ cho bé ăn bột nấu kèm các loại rau củ và thịt cá khác nhau.
– Bé 10 – 13 tháng (1 tuổi): Mẹ cho bé ăn cháo xay.
– Bé 14 – 18 tháng: Mẹ cho bé ăn cháo đặc.
– Bé hơn 18 tháng (2 tuổi): Mẹ cho bé ăn cơm mềm hoặc nát.
– Bé từ 30 tháng: Mẹ cho bé ăn cơm mềm hoặc cơm khô.

3. Ăn dặm BLW (ăn dặm tự chỉ huy)
Phương pháp tập ăn thô cho bé BLW không có giai đoạn tăng thô nên bé sẽ được tự ăn thức ăn thô ngay từ thời gian đầu. Bé không ăn thức ăn nghiền nhuyễn mà sẽ được làm quen với thực phẩm chín để nguyên miếng và tự học cách xử lý chúng. Giai đoạn đầu, thức ăn chính của bé là rau củ được cắt thành miếng dài rồi đem luộc hoặc hấp chín. Sau đó thức ăn sẽ dần được cắt nhỏ dựa theo tốc độ phát triển kỹ năng bốc nhón, sử dụng thìa hay đũa của bé.
4. Kiểu ăn dặm kết hợp
Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Tùy thuộc vào sở thích và khả năng ăn dặm của bé, ba mẹ có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau. Bên cạnh việc áp dụng riêng rẽ các phương pháp tập ăn thô cho bé, ba mẹ cũng có thể thử kết hợp chúng với nhau:
– Ăn dặm truyền thống và ăn dặm BLW: Mẹ cho bé ăn thức ăn nhuyễn kèm theo các loại thức ăn khác trong một bát. Như vậy bé cũng sẽ được tập ăn thô ngay từ giai đoạn đầu
– Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW: Với phương pháp tập ăn thô cho bé kết hợp giữa kiểu Nhật và BLW, bé ăn thức ăn dạng nhuyễn và dạng thanh để nguyên trong từng bát từ khi mới bắt đầu. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, ba mẹ cũng cần lưu ý tách riêng bữa ăn kiểu Nhật và bữa ăn chỉ huy để bé không bị bối rối và giúp bé học các kỹ năng tốt hơn.
Sử dụng Nan Nga và Nan Việt cho bé ăn dặm
Sữa mẹ và sữa công thức lần lượt là nguồn dinh dưỡng chính và bổ sung cho bé trong 12 tháng đầu đời. Các thực phẩm trong quá trình ăn dặm chỉ là bữa phụ và không thể thay thế hoàn toàn dinh dưỡng có trong sữa. Do đó mặc dù bé đã quen với việc ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì cho trẻ dùng sữa, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức trong trường hợp mẹ thiếu sữa.
Trên thị trường hiện nay, sữa Nan là dòng sữa được nhiều mẹ ưu ái lựa chọn cho con em mình nhất là những bé mới bắt đầu làm quen với sữa bột công thức.
Vậy Nan Nga và Nan Việt cái nào tốt hơn cho bé? Câu trả lời là nếu xét về mặt công thức, Nan Nga và Việt không quá khác nhau. Chính vì thế công dụng mà hai dòng sản phẩm này mang lại cho trẻ có thể nói là gần tương đương nhau và tốt như nhau.
Với thành phần dinh dưỡng tương đồng với Nan Việt giúp bé phát triển toàn diện, cứng cáp, khỏe mạnh từ thể chất đến tư duy, nên mẹ hoàn toàn có thể an tâm chọn và cho bé sử dụng trong suốt quá trình từ khi mới sinh đến khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
Đọc thêm: Nan Nga và Nan Việt cái nào tốt hơn cho trẻ 0-6 tháng tuổi?