Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho con trong giai đoạn tập ăn dặm. Hàm lượng sắt từ sữa mẹ vẫn còn rất thấp so với nhu cầu của trẻ từ 6 tháng tuổi và bột ngọt cho bé ăn dặm là nguồn bổ sung sắt cho con trẻ trong giai đoạn này.
Thực phẩm chế biến thành bột ăn dặm cho trẻ giai đoạn đầu
– Rau củ xay nhuyễn: đậu Hà Lan, cải bó xôi, cà rốt, bí ngòi, bông cải xanh, bí đỏ, …
– Trái cây xay nhuyễn: chuối, đào, thơm, táo, xoài, …
– Thịt xay nhuyễn; bò, lợn, gà, …
– Các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, cháo, …
– Ngũ cốc bán sẵn dạng lỏng, tăng cường chất sắt. Lưu ý: tránh ngũ cốc gạo, thay vào đó hãy chọn ngũ cốc làm từ lúa mạch hoặc yến mạch.
– Thêm một lượng nhỏ sữa chua không đường, sữa công thức hoặc sữa mẹ. Cách này giúp món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng lại không quá đặc.

Cho trẻ ăn bao nhiêu mỗi ngày?
– Bột ngọt ăn dặm cho bé trong giai đoạn đầu chỉ nên bắt đầu với 1 lượng nhỏ thực phẩm xay nhuyễn khoảng 1 đến 2 thìa cà phê, sau đó tăng dần lên khoảng từ 1 đến 2 muỗng canh.
Lưu ý khi chế biến và cho trẻ làm quen với bột ăn dặm
– Mẹ cần nhớ rằng giai đoạn này sữa công thức hoặc sữa mẹ thức vẫn là thức ăn chính của bé.
– Đừng quá lo lắng việc con ăn bao nhiêu bột ăn dặm ngọt. Vì điều quan trọng là làm cho trẻ quen với kết cấu mới, mùi vị của thức ăn, đồng thời bé học cách di chuyển thức ăn quanh miệng và học cách nuốt.
– Có một số loại gia vị nên tránh nêm vào thức ăn dặm của bé như đường hoặc muối. Bởi cho bé ăn mặn không tốt cho thận.
– Nhiệt độ món ăn không nên cao hơn thân nhiệt và bột nấu xong để nguội rồi mới cho bé ăn.
– Khi hâm nóng bằng lò vi sóng, thức ăn có thể không được làm nóng đều: chỗ nhiệt độ thấp, chỗ cao. Để tránh gây bỏng cho bé, mẹ hãy trộn đều thức ăn sau khi hâm. Nên để nguội và thử trước khi cho bé ăn.