Cảm cúm rất dễ bùng phát vào thời điểm giao mùa. Trẻ bị cúm A sốt cao không hạ, bố mẹ nên làm thế nào? Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn chăm sóc trẻ bị cúm.

1/ Đặc điểm cúm A ở trẻ

Trẻ bị sốt do nhiễm virus cúm A khá phổ biến, nhất là dưới 24 tháng tuổi. Cúm A sốt bao nhiêu độ? Đặc điểm thường thấy đó là trẻ có thể bị sốt từ 38.5 độ C, nhức đầu, mỏi cơ, ho nhiều. Ngoài ra có thể có các triệu chứng khác như nôn trớ nhiều lần trong ngày, khát nước… 

Tuy nhiên khi trẻ sốt từ 39 độ C trở lên, sẽ có hiện tượng bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và gan bàn chân chuyển lạnh. Trẻ thở nhanh, ngủ li bì, một số trường hợp nặng hơn có thể xảy ra sốt cao co giật.

2/ Làm gì khi trẻ mắc cúm A?

Thường xuyên đo thân nhiệt

Theo dõi thân nhiệt thường xuyên để biết diễn tiến của bệnh ở trẻ. Nếu chỉ bị sốt nhẹ, trẻ sẽ không có biểu hiện gì đáng kể. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan, vì nếu tình trạng sốt kéo dài không hạ sẽ dẫn đến các biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Chú ý khi đo bố mẹ giữ nhiệt kế ở nách hoặc miệng trẻ ít nhất là 3 phút để có kết quả chính xác nhất.

Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ bị sốt
Thường xuyên đo thân nhiệt khi trẻ bị sốt

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Cảm cúm làm trẻ ra nhiều mồ hôi do đó bố mẹ hãy cho bé mặc áo quần thoải mái, thoáng mát. Không gian phòng ngủ của trẻ đảm bảo thoáng khí. Không nên cho trẻ nằm điều hòa vì có thể làm các triệu chứng trầm trọng hơn, như viêm họng, ho dai dẳng…

Sốt cúm A bao lâu thì khỏi? Thông thường nếu chỉ sốt nhẹ, trẻ có thể hết sốt sau 5-7 ngày. Trong khoảng thời gian trẻ bị cúm bố mẹ nên chú ý cho trẻ ăn uống đầy đủ, phù hợp. Ưu tiên các thực phẩm lỏng, nấu chín, dễ tiêu hóa. Không nên cho trẻ ăn uống đồ lạnh, nước đá hay kem vì dễ tổn thương cổ họng. 

Cần phòng tránh lây lan khi trẻ bị cúm
Hạn chế cho trẻ bị cúm tiếp xúc nhiều người

Phòng tránh lây lan

Cúm A sốt mấy ngày? Sốt sẽ thuyên giảm trong vòng 5 ngày do đó trong thời gian này để tránh lây lan cúm cho người khác bố mẹ không nên để trẻ tiếp xúc nhiều với mọi người trong nhà cũng như hạn chế cho trẻ ra những nơi công cộng. Cho trẻ dùng riêng các đồ vệ sinh cá nhân, bát đĩa. Chú ý khâu vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và nhỏ mũi, súc miệng thường xuyên cho trẻ. 

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *