Ho sốt cao do cúm ở bà bầu có đáng lo ngại? Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào xảy ra khi mang thai cũng cần được chú ý theo dõi và chăm sóc để không ảnh hưởng đến mẹ và con. Cùng tìm hiểu về cúm ở bà bầu trong bài viết dưới đây.
1/ Cúm trong thời kỳ mang thai
Vì sao bà bầu dễ bị sốt ho do cúm? Thứ nhất khi mang thai, cơ thể đặc biệt nhạy cảm với các thay đổi từ bên ngoài, cũng như hệ miễn dịch suy giảm làm tình trạng nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và cúm tăng lên. Hơn nữa, hầu như tất cả các bệnh do vi rút gây ra ở bà bầu sẽ kéo dài hơn so với người bình thường.
Bà bầu bị sốt cao ho nhiều do cúm có khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Bởi vì sốt cao kết hợp độc tính của vi rút làm kích thích sự co bóp ở tử cung rất dễ dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Chưa kể bị cúm còn có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Sốt lạnh run, ho nhiều do cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên có khả năng gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Từ tam cá nguyệt thứ 2, sự nguy hiểm của sốt sẽ giảm dần.
2/ Làm gì khi mắc cúm?
Cúm rất dễ lây lan, do đó nếu bị cúm, bà bầu nên tự cách ly để tránh lây lan sang người khác. Tích cực dùng các biện pháp hạ sốt khác nhau như lau nước ấm, chườm khăn, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giữ ấm thân thể…

Tỏi có tác dụng tốt trong việc hạ sốt và các triệu chứng khác của cúm. Thực hiện bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi uống chung với nước. Bà bầu có thể dùng khăn mặt trùm đầu xông hơi mũi với nước nóng có thêm chút tinh dầu trà xanh hoặc vài tép tỏi tươi.
Không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt. Vì một số loại thuốc ẩn chứa tác dụng phụ gây dị tật cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ và sinh non 3 tháng cuối. Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Nếu tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài nên đi khám để được điều trị dứt điểm.