Sốt cao đột ngột và giật mình rất dễ gặp ở trẻ nhỏ khi ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ? Cùng tìm hiểu vấn đề này tại đây.
Sốt ở trẻ nhỏ
Đo nhiệt độ cơ thể bé từ 38 độ C trở lên thì được xem là sốt. Sốt cao giật mình xảy ra thường lúc nửa đêm khi trẻ đang ngủ. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, xảy ra nhiều nhất trong giia đoạn trẻ từ 14 – 24 tháng tuổi.
Bạn cần phân biệt sốt giật mình với co giật. Thường trẻ sốt cao trên 39 độ mới dễ bị co giật. Còn khi trẻ bị giật mình, chỉ diễn ra trong 1 khoảnh khắc và không có gì đáng lo ngại. Nguyên nhân là do khi bị sốt hệ thần kinh não bộ của bé có thể phản ứng làm trẻ bị giật mình.
Thực tế, có khoảng 3% trẻ em từng trải qua sốt co giật và co giật hay giật mình thì não bộ của trẻ cũng không bị tác động. Tuy nhiên trẻ bị sốt giật mình sẽ khiến trẻ mất giấc ngủ, cộng thêm các triệu chứng khác của sốt như sốt cao mất vị giác, mệt mỏi, khát nước, bứt rứt khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.

Nên làm gì khi trẻ sốt?
Nếu trẻ sốt không quá 38,5 độ thì bạn chỉ cần dùng một số biện pháp đơn giản giúp hạ sốt và khiến bé dễ chịu hơn. Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên nên cho uống hạ sốt. Sau đó có thể dỗ bé để bé có thể ngủ tiếp, đồng thời để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ.

Nếu phát hiện trẻ sốt, cần nới lỏng quần áo, không quấn chăn trùm kín người trẻ. Chú ý nhiệt độ phòng thông thoáng, không quá nóng hay quá lạnh để trẻ dễ hạ bớt thân nhiệt.
Chườm mát cho trẻ. Tuy nửa đêm làm việc này có thể mất thời gian ngủ của mẹ và bé thế nhưng đây là cách hạ sốt hiệu quả. Lau người trẻ bằng nước ấm ngoài giúp hạ sốt nhanh hơn, còn làm bé dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Cho bé uống nước. Sốt làm mồ hôi sẽ toát ra khỏi cơ thể nhiều hơn để hạ nhiệt, lúc này bé sẽ thấy khát nước. Với trẻ nhỏ mẹ có thể cho bé bú thêm, còn với trẻ lớn hơn nên cho trẻ uống thêm nước.