Sốt phát ban ở trẻ là một trong những bệnh trẻ nhỏ thường gặp nhất. Tuy nhiên bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé có biểu hiện sốt phát ban. Dưới đây là những thông tin phụ huynh cần biết..
Tìm hiểu về sốt phát ban ở trẻ
Trẻ nhỏ, cụ thể là trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi rất dễ gặp tình trạng sốt cao kèm phát ban. Phát ban là tình trạng trên da nổi lên những đốm đỏ hồng, có thể có màu trắng xung quanh, sờ vào còn thấy hơi sần nhẹ.
Thông thường trẻ sốt 3 ngày rồi phát ban. Ban đầu, bạn thấy da trẻ sẽ có những đặc điểm như bong vẩy, khô và trẻ hay gãi. Nguyên nhân gây sốt ở trẻ đa phần là do các virus lành tính. Thông thường khi chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Có ít nhất một lần trẻ sốt cao phát ban trong những năm tháng đầu đời, có nhiều trường hợp trên hai lần sốt phát ban tùy theo thể trạng của từng trẻ và các tác nhân gây bệnh.

Da trẻ khi bị phát ban nếu không được giữ gìn vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng thì có thể tổn thương, nhiễm trùng hay để lại sẹo nếu không may trẻ gãi ngứa làm xước da.
Khi khởi phát bệnh, trẻ có thể sốt nhẹ 37,5- 38 độ C hoặc sốt cao đến 39,4 độ C. Tiếp theo sau sốt trẻ phát ban, đây cũng có thể xem là diễn tiến tích cực của bệnh và trẻ sắp hồi phục.
Bệnh sốt nào khiến trẻ dễ phát ban? Ban đào là bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Sau khi trẻ sốt cao 38,8 độ C đến 40,5 độ C. Cơn sốt kéo dài trong 3-7 ngày. Trẻ chỉ phát ban khi sốt đã giảm, lúc này trẻ thấy thoải mái, có thể ăn uống bình thường. Nhưng trong một số trường hợp trẻ khác có thể kèm theo biểu hiện như: chán ăn, tiêu chảy, ho, sổ mũi, sưng mắt hoặc viêm kết mạc mắt, sưng hạch bạch huyết…

Đặc trưng của các nốt phát ban đó là rộng khoảng 5mm, có thể hơi sưng lên. Vết ban xuất hiện trên thân người và dần lan ra tay, mặt, cổ, biến mất khi ấn vào và bắt đầu nhạt dần sau 1- 2 ngày. Khi da của trẻ phát ban, mẹ chú ý nên giữ vệ sinh cho bé cẩn thận, tắm rửa thường xuyên, cắt móng tay trẻ gọn gàng để trẻ không cào vào da.