Tuy đa phần là lành tính nhưng không thể phủ nhận những nguy cơ biến chứng của sốt cao co giật ở trẻ em. Vậy thực sự biến chứng sốt cao co giật có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thể trạng của trẻ? Cùng tìm hiểu tại đây.
Các biến chứng của sốt co giật
Bé sốt cao 39 40 độ có khả năng co giật gây động kinh, nhất là khi nằm trong các trường hợp như sau:
– Trẻ dưới 12 tháng tuổi.
– Trẻ bị co giật hơn 5 phút, xảy ra hơn 1 lần trong ngày.
– Người thân có bệnh động kinh.
– Trẻ có vấn đề về não bẩm sinh, chậm phát triển.
– Trẻ bị viêm não, viêm màng não…
Tổn thương não
Trẻ sốt cao đột ngột, sốt lạnh run bất ngờ làm các dây thần kinh phóng điện gây nên co giật. Co giật kéo dài gây hại cho các tế bào não. Từ đó có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu đạt cảm xúc, ngôn ngữ, hành vi và suy giảm trí nhớ ở trẻ.

Hội chứng rối loạn tic
Đây là một dạng rối loạn vận động hay phát âm, có thể lặp lại nhiều lần không chủ đích. Đây chính là di chứng của những cơn co giật. Biểu hiện cụ thể đó là:
– Trẻ hay tự lẩm bẩm, nói lắp trong miệng, có hành tung không chủ đích…
– Lắc đầu và giật cơ hàm thường xuyên.
– Hay thở dốc, la hét, ho.
Hội chứng tăng động giảm chú ý
Trẻ sốt cao co giật dễ bị mắc tăng động giảm chú ý gấp 2,5 lần so với trẻ bình thường. Hội chứng này làm trẻ luôn không thể ngồi yên hay tập trung vào điều gì đó, hay hành động mất kiểm soát, dễ bị kích động, phấn khích… ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và học hỏi của trẻ sau này.

Thường trẻ 3 tuổi sốt cao thì các cơn co giật ít gây hại so với trẻ nhỏ tuổi hơn. Thế nhưng dù ở độ tuổi nào khi bị sốt thì phụ huynh cũng cần tích cực hạ sốt ngày đầu tiên. Không nên thấy chỉ sốt nhẹ mà lơ là không áp dụng các biện pháp giảm sốt, có thể sốt nặng thêm và gây ra cơn co giật ở trẻ.
Khi thấy trẻ co giật, tốt nhất nên để trẻ nằm nghiêng, không bế xốc, không để trẻ ngồi dậy. Sau khi cơn co giật qua đi bố mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.