Mùa lạnh, mùa sốt siêu vi cũng là thời điểm nhiều người, nhất là trẻ em dễ bị sốt cao đau họng. Vậy nên uống thuốc gì để nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng đau họng sốt mang lại?
Điều trị sốt đau họng
Khi xác định nguyên nhân gây sốt của bạn là sốt vi rút, dưới đây là một số loại thuốc phổ biến giúp bạn giảm đau, hạ sốt hiệu quả và ít tác dụng phụ. Chú ý liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steriod như paracetamol hoặc ibuprofen làm hạ sốt nhanh và giảm bớt đau họng, nhức đầu, mệt mỏi.
Kẹo ngậm: Các loại viên ngậm chứa chiết xuất từ bạc hà, khuynh diệp có công dụng kháng khuẩn và gây tê cục bộ giúp làm dịu cổ họng cũng như khiến niêm mạc họng đỡ sưng viêm hơn.

Xịt mũi: Nếu bạn bị sốt đau họng kèm sổ mũi, nghẹt mũi, có đờm đặc thì nên dùng thuốc xịt mũi nhằm sát khuẩn và thông đường mũi.
Bên cạnh dùng thuốc như trên, bạn có thể tham khảo một số cách sau hỗ trợ hạ sốt giảm đau.
Chườm khăn ấm vào các vùng nếp gấp như nách, bẹn, lau lòng bàn tay và bàn chân giúp giảm thân nhiệt.

Uống nhiều nước để bù nước mất đi do sốt cũng như làm loãng dịch tiết, giúp cổ họng đỡ khô. Bạn nên dùng nước ấm, có thể bỏ thêm gừng hay mật ong giúp kháng viêm hiệu quả. Đang bị sốt uống nước dừa được không? Nước dừa chứa nhiều chất khoáng, nhất là kali giúp cân bằng điện giải, vô cùng bổ dưỡng cho những ai đang cần tăng sức đề kháng khi bị sốt.
Nên chọn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng…
Khi bạn bị nhiễm virus tấn công đường hô hấp trên, nên chủ động súc miệng bằng nước muối sinh lý nhằm diệt khuẩn, thông mũi và loãng đờm.
Không nằm điều hòa hay bật quạt quá mạnh khiến cho không khí mất độ ẩm.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Sốt đau họng thường kéo dài dưới 5 ngày nếu điều trị tích cực.