Sốt cao ở trẻ sơ sinh không phải lúc nào cũng giống nhau. Tùy vào đặc điểm và những biểu hiện bên ngoài mà từ đó mẹ có cách xử lý phù hợp.
Sốt cấp tính
Trẻ sốt đột ngột, thường là bắt đầu bằng sốt cao. Nếu trẻ sốt kéo dài khoảng 1 tuần, thân nhiệt trên 38,5 độ C có thể đưa trẻ đi khám.
Trẻ bị sốt nhưng vẫn chơi đùa được, ăn uống bình thường thì mẹ chỉ cần cung cấp đủ nước, cho trẻ bú thêm cữ, dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ. Cho trẻ uống thêm thuốc hạ sốt nếu có sốt cao.
rẻ sốt cao trên 3 ngày không giảm và đi kèm theo dấu hiệu như mệt mỏi, giảm bú, chán ăn, không muốn vận động thì mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám nhé!
Có nên nhét thuốc hạ sốt cho trẻ? Nếu trẻ mệt mỏi không muốn uống thuốc, hay đơn giản bạn không muốn đánh thức trẻ thì có thể dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn.
Sốt hầm hầm
Sờ tay lên trán chỉ thấy trẻ nóng vừa phải. Nguyên nhân có thể là do trời nóng hoặc trẻ sốt mọc răng. Mẹ có thể chườm mát cho trẻ, để trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát nhé!
Sốt kéo dài
Thông thường trẻ chỉ sốt khoảng 5-7 ngày là khỏi hoàn toàn. Thế nhưng nếu trẻ sốt hơn 7 ngày thì sao? Lúc này không nên tiếp tục điều trị tại nhà mà mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi viện ngay nhé!
Hướng dẫn chung khi trẻ sốt
Trẻ bị sốt dù là nguyên nhân gì thì cũng rơi vào tình trạng mất nước. Do đó, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để bổ sung. Trẻ còn bú mẹ thì nên cho bú thêm cữ, đồng thời mẹ cũng nên ăn nhiều món ăn dinh dưỡng để trẻ có thể hấp thu tốt nhất. Trẻ bị sốt ăn gì? Những món ăn nhiều nước và dễ tiêu chính là ưu tiên hàng đầu.
Trẻ bị sốt rất cần được tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường để hạ thân nhiệt bên trong. Do đó bạn không nên quấn trẻ quá dày nhé!
Không để trẻ sốt cao kéo dài vì có nguy cơ gây co giật. Đo thân nhiệt trẻ trên 38,5 độ C nên uống hạ sốt ngay. Nếu trẻ bị nôn trước đó thì có thể dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn 150mg cho trẻ. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.