Ho sổ mũi là những vấn đề bé rất hay gặp phải. Điều trị ho sổ mũi cho trẻ là điều hầu hết các mẹ đều mong muốn tìm kiếm một “bí kíp” riêng cho mình. Sử dụng thuốc trị sổ mũi cho bé đem lại hiệu quả nhanh nhưng không hoàn toàn tốt, trong một số trường hợp trẻ mới bị ho sổ mũi nhẹ thì sẽ không cần thiết. Lúc này, mẹ cần nên ưu tiên những cách giúp bé bị sổ mũi ho không cần dùng đến thuốc, nhưng vẫn có thể đảm bảo an toàn cho con và vẫn giải quyết nhanh chóng tình trạng con bị ho sổ mũi.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ bị ho sổ mũi
Ho, sổ mũi là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các sự tấn công của chính các tác nhân gây hại nằm ở bên ngoài môi trường như là các loại vi rút, vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Mục đích của những phản ứng này là để tống hết các dị vật, đờm ra khỏi đường hô hấp.
Nguyên nhân được xác định chủ yếu chính là do sức đề kháng của trẻ em yếu, dễ bị dị ứng với thời tiết, hay những sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc do lây nhiễm vi rút qua đường hô hấp. Để ý sẽ thấy, ho sổ mũi ở trẻ em thường gặp nhất là vào mùa thu đông, khi thời tiết vào mùa lạnh, biên độ nhiệt giao động lớn giữa ngày và đêm, không khí thường khô hanh.

Ho, sổ mũi mẹ hoàn toàn có thể chủ động để phát hiện ra sớm, ngay cả khi bé chưa có nhiều biểu hiện ho hoặc sổ mũi. Cụ thể, trước khi trẻ bị sổ mũi lâu ngày không khỏi thường sẽ có biểu hiện như là hắt hơi liên tục, mặt nhợt nhạt, không có hứng thú với các việc chơi, trẻ sẽ ít năng động hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ hắt hơi liên tục, nhiều trẻ còn có thể có thêm cảm giác lạnh, có nhu cầu cần mặc thêm áo, quấn khăn ở cổ. Sau khoảng nhiều giờ đồng hồ các biểu hiện trên sẽ xuất hiện liên tục, đồng thời có hiện tượng sổ mũi, nhiều khi đi kèm tình trạng ho hoặc bị ho sau đó tầm một khoảng thời gian.
Triệu chứng ho sổ mũi thường phát nặng hơn khi về đêm, bé sẽ thở khò khè, tiếng thở lớn, chảy nhiều nước mũi, hắt hơi liên tục, sốt nhẹ và nhiều trường hợp sẽ không thể thở được bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Một khi có những triệu chứng khi trở nặng này, trẻ thường hay nôn trớ, đau họng, không chịu ăn làm gây ảnh hưởng lớn đến việc hấp thu dinh dưỡng và cả tinh thần của bé. Mẹ có thể tiến hành hút mũi cho trẻ nhé!