Sữa rửa mặt aloe vera có tốt không? Aloe Vera là một loại nguyên liệu từ thiên nhiên được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc da bởi tác dụng làm dịu da nhanh chóng và cấp ẩm cho da khô vượt trội. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về thành phần hoạt tính trong Aloe Vera Plus và Aloe Vera có tác dụng gì? này nhé!

Những thành phần hoạt tính trong Aloe Vera Plus

Lá của cây nha đam được cấu tạo bởi ba phần chính bao gồm lớp gel, lớp mủ ở giữa và lớp vỏ. Trong đó lớp gel là nước chiếm 95%, còn lại 0,5% là tổ hợp các thành phần hoạt tính khác nhau, nổi bật nhất là: 

  • 8 loại enzym thiết yếu là peroxidase, cellulase, lipase, carboxypeptidase, catalase, bradykinase, alkaline phosphatase, amylase và aliiase.
  • Khoáng chất kẽm, natri, kali, canxi, magie, đồng, crom, selen và mangan.
  • Vitamin B12, vitamin C, Vitamin A (beta-carotene), vitamin E, choline và folic acid.
  • 12 loại anthraquinon trong đó có emodin và aloin.
  • Các axit béo gồm campesterol, cholesterol, 4 steroid thực vật, lupeol và β-sisosterol.
  • 2 loại hoóc môn là gibberellins và auxins.
  • Các chất mang đặc tính sát trùng như saponin, lignin và salicylic acid.
Chiết xuất từ nha đam giàu thành phần hoạt tính

Cấu tạo của lá cây nha đam

Công dụng của Aloe Vera đối với làn da

Dưỡng ẩm cho da

Trong gel nha đam, nước chiếm đến 95% nên công dụng của aloe vera là giữ ẩm tuyệt vời cho các loại da khô. Đặc biệt, chất mucopolysaccharides gắn kết các tế bào da với nhau để cải thiện độ mềm mại của da và ngăn ngừa bong tróc.

Nha đam được cho là chất giữ ẩm tuyệt vời cho các loại da khô

Gel nha đam hỗ trợ cấp nước tức thì cho làn da

Làm mờ vết thâm, rạn da

Công dụng của aloe vera có giúp làm mờ vết thâm và vết rạn da không? Hai hợp chất trong nha đam là aloin và aloesin đã được chứng minh là có công dụng làm mờ vết rạn da và vết thâm. Theo nghiên cứu cho rằng việc sử dụng aloesin 4 lần mỗi ngày, và sử dụng liên tục trong nửa tháng mang lại hiệu quả trong việc điều trị chứng tăng sắc tố gây ra bởi mụn trứng cá và tia cực tím. Một nghiên cứu khác cho thấy aloin đã phá hủy melanin trong các tế bào sắc tố bằng cách ngăn chặn hoạt động của một loại enzyme chịu trách nhiệm sản xuất melanin đó là tyrosinase.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *