Trong trường hợp phải dùng thuốc giảm đau vai gáy, người bệnh nên sử dụng như thế nào để có hiệu quả nhất? Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau.
Cách chữa đau cổ vai gáy
Không dùng thuốc
Cơn đau vai gáy không quá nặng, không thường xuyên thì bạn nên dùng cao dán hoặc tác động vật lý như xoa bóp, gõ, vuốt khu vực đau nhiều lần. Tìm đến các cơ sở vật lý trị liệu, phòng khám đông y để được thực hiện đúng cách. Để giảm đau nhanh, hạn chế cử động nhiều vùng cổ, vai gáy tránh làm căng cơ như xoay đầu, xoay cổ. Chú ý ngủ kê gối thấp, mềm mại và giữ ấm cổ.
Sử dụng đèn hồng ngoại hoặc dùng dầu nóng xoa bóp cổ vai gáy khoảng 15 phút trước khi đi ngủ. Cơn đau không quá nặng thì có thể hồi phục sau khoảng 2-3 ngày.

Sử dụng thuốc
Cơn đau dai dẳng, khó chịu làm bạn không thể cử động hay cản trở sinh hoạt thì phải dùng thuốc giảm đau liều mạnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Thuốc giảm đau: thường là các thuốc giảm đau phổ biến như acetaminophen hoặc giảm đau kháng viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, aspirin. Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Chỉ nên sử dụng đúng liều lượng và chỉ khi thật cần thiết thì bạn mới nên dùng.
– Thuốc giãn cơ: đây là dạng thuốc được kê đơn trong trường hợp đau vai gáy gây khó chịu cho người bệnh, chẳng hạn như: tolperisone, eperisone.

Đây là loại thuốc làm ức chế dẫn truyền thần kinh nguyên phát và nơron vận động; ức chế tái hấp thu canxi 2+ vào synap, làm giảm trương lực cơ đồng thời tăng tuần hoàn máu ngoại biên giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên thuốc này có một số tác dụng phụ như chán ăn, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày… cần phải được theo dõi chặt chẽ sau khi dùng.
Thuốc hạ sốt dạng ống dễ uống và cũng có tác dụng giảm đau, tuy nhiên tùy theo mức độ và tình trạng cơn đau mà tác dụng có thể khác nhau. Thuốc giảm đau bao lâu có tác dụng? Thông thường sẽ phát huy trong vòng 30 phút kể từ khi uống. Lưu ý bạn không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau và cần phải đi khám bác sĩ nếu cơn đau không thuyên giảm.