Cảm lạnh, cảm cúm hiện đang vào mùa cao điểm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc nhất, hơn nữa đây là bệnh rất dễ lây nhiễm. Nếu trẻ em sốt cao thì làm thế nào để nhanh hồi phục bằng chế độ ăn uống?
Sốt do cúm nên ăn gì?
Trẻ bị cúm thường sốt cao, ngạt mũi, ngạt mũi, ho nhiều, đau họng, ho không đờm…Ngoài ra trẻ còn bị đau nhức cơ, mệt mỏi từ đó gây ra tâm lý chán ăn.
Sốt cúm a bao lâu thì khỏi? Sốt sẽ kéo dài trong 2 – 5 ngày. Khi sắp hết bệnh, trẻ thường đổ mồ hôi, đi tiểu nhiều, bớt viêm họng. Nhưng các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon sẽ kéo dài khoảng vài tuần.
Cúm a sốt bao nhiêu độ? Tùy trường hợp có thể sốt từ nhẹ đến cao 39 hay 40 độ. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ cần cho trẻ uống các thuốc giảm đau hạ sốt với liều lượng phù hợp, tốt nhất nên có sự chỉ định của bác sĩ.
Trẻ bị cúm a sốt cao không hạ nên đưa ngay đến bệnh viện để được khám và điều trị, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm hơn.
Trẻ em sau khi mắc cúm có thể bị suy giảm sức đề kháng, đứng trước nguy cơ bội nhiễm thêm vi khuẩn như viêm phế quản phổi, viêm mũi xoang. Làm thế nào để tăng sức đề kháng? Dinh dưỡng chính là chìa khóa giải quyết vấn đề này.

Ăn gì khi bị cúm?
Trẻ bị cúm thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon do đau họng khó nuốt. Để khuyến khích trẻ ăn lấy sức, bạn nên nấu món ăn lỏng, dễ tiêu, hợp khẩu vị của trẻ.
Bữa ăn của trẻ cần có gì? Rau củ quả chứa nhiều vitamin cũng như khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bạn có thể dùng các loại rau lá xanh: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh… để nấu canh, súp cho trẻ; ngoài ra cho trẻ ăn thêm các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, nho, dâu tây, đu đủ… Ngoài ta cũng cần có các thực phẩm khác giàu kẽm như: thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, tôm, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, đậu nành… giúp chống khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch.
Bạn có thể tìm hiểu cách làm một số bài thuốc dân gian từ hành, tỏi, gừng, nghệ… cho bé uống thêm để kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt giúp trẻ nhanh khỏi hơn.