Vừa cho bé bú sữa nan supreme 1 xong nhưng bé bị trớ, phải làm thế nào? Bố mẹ hãy cùng học cách xử lý khi gặp tình huống này trong bài viết dưới đây nhé!

Làm gì khi bé trớ sữa?

Bước 1: khi thấy bé bị trào sữa bạn ngay lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để tránh bị sặc chất nôn. Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi của bé bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc sạch vào ngón tay rồi lấy hết chất nôn.

Bước 2: Khum các ngón tay lại rồi sau đó vỗ nhẹ hai bên lưng để trấn an bé sau đó giúp bé ho sạch hết chất nôn ra ngoài.

Vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé 

Bước 3: lấy khăn thấm nước ấm lau sạch cổ và người của bé nếu dính bẩn.

Bước 4: Sau khi bé nôn hết sạch, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa một. Khi cho bé bú lại nên bú từng chút một sau đó ru bé ngủ. 

Bước 5: Quan sát và theo dõi bé.

Không tự ý sử dụng thuốc chống nôn mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Nôn trớ ở trẻ là hiện tượng bình thường nên bạn không cần quá lo lắng.

Làm sao để hạn chế bé nôn trớ?

Bé nôn trớ nhiều lần ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng và khiến bé mệt mỏi hơn. Để hạn chế tối đa tình trạng nôn trớ sữa mẹ hãy để bé bú từ từ và đủ cữ, nhất là không ép bé ăn quá no. Sau khi bé bú xong mẹ cần vỗ ợ hơi nhẹ nhàng, sau 20 – 30 phút mới cho bé nằm. Càng không nên bế xốc trẻ, chơi đùa ngay với trẻ sau khi bú xong.

Thực hiện động tác massage quanh rốn để làm giảm co bóp dạ dày, từ đó hạn chế nôn trớ ở trẻ. Động tác massage quanh bụng mạnh và sâu theo khung đại tràng có tác dụng tăng nhu động ruột, tăng tiết dịch, đẩy hơi ra ngoài giúp bé đi tiêu tốt hơn từ đó nôn trớ. Tư thế cho bú cũng rất quan trọng để bé không nuốt nhiều không khi làm chướng bụng.

Không nên để cho bé bú trong tư thế vừa nằm, vừa bú sữa vì rất dễ làm bé bị sặc hoặc trớ sữa. Cho con bú xong bạn cũng không nên để bé nằm ngay. 

Đọc thêm: Khi nào nên bổ sung sữa nan supreme 1 cho bé?

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *