Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn chỉnh nên rất dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp. Bởi thế nên có khá nhiều cha mẹ lo lắng khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi ho. Vậy làm thế nào giúp trẻ nhanh khỏi các chứng bệnh trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹo dân gian cho trẻ nghẹt mũi
Khi gặp tình trạng sổ mũi ở trẻ bố mẹ nên áp dụng một số mẹo dân gian để chữa trị như:
Làm gì khi bé bị nghẹt mũi? Sử dụng lá tía tô: Khi bé bị ho sổ mũi, mẹ có thể dùng lá tía tô, giã nát và trộn vào cháo để con ăn. Hoặc mẹ có thể hái lá tía tô tươi rửa sạch, vắt lấy nước và hoà với một ít nước ấm rồi cho bé dùng. Đây là cách đơn giản giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, ho ở trẻ em. Tuy nhiên với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sử dụng lá tía tô không phù hợp với mùi vị của bé nên bố mẹ có thể không áp dụng.
Sử dụng lá hẹ: Mẹ có thể kết hợp lá hẹ với mật ong để trị sổ mũi, hắt hơi và ho ở trẻ. Lấy một vài lá hẹ xắt nhỏ, trộn thêm 1 thìa mật ong rồi đem hấp cách thuỷ hoặc bỏ vào nồi cơm khi cơm chín. Sau đó cho bé dùng khi còn nóng và uống nhiều lần trong ngày sẽ có ngay kết quả.

Không nên dùng cách này cho trẻ sơ sinh: Sử dụng tỏi: Dùng 2-3 nhánh tỏi pha với 100ml mật ong nguyên chất. Sau đó cho bé ngậm 1 thìa mật ong nhỏ với tỏi đã pha. Ngoài ra, mẹ nên ngâm sẵn một lọ tỏi và mật ong cho bé dùng luân phiên hàng tuần có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh tốt.
Không nên dùng cách này cho trẻ sơ sinh: Sử dụng gừng: Gừng được làm sạch rồi cắt miếng ngâm với nước ấm để bé dùng ngày 2-3 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ. Ngoài ra, mẹ có thể giã nhuyễn gừng rồi thêm vào nước đun sôi đã pha loãng để cho trẻ uống hay ngâm chân tay. Cả 2 cách trên đều đem đến kết quả khả quan.
Cách chữa ho ngạt mũi cho trẻ sơ sinh: Sử dụng tinh dầu tràm: Các tinh chất từ tinh dầu tràm có thể trị nghẹt mũi, sổ mũi, tiêu đờm, giảm ho, . .. Các mẹ có thể cho con hít tinh dầu tràm để giúp bé dễ chịu như xoa vào khăn quàng cổ, cánh tay và lòng bàn chân của trẻ.