Sốt ở trẻ khá phổ biến nhưng trẻ sốt uống thuốc không hạ, tình trạng này kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao kéo dài? Có nguy hiểm không?
Sốt cao kéo dài ở trẻ
Sốt là khi thân nhiệt của bé tăng cao, nếu sốt cao từ 39 độ trở lên có thể kèm theo co giật. Sốt thông thường do thay đổi thời tiết hay trời quá nóng thì có thể tự khỏi sau 2 đến 3 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Nếu vì một vài lý do nào đó khiến cơn sốt kéo dài ở trẻ, trẻ sốt cao 40 độ không hạ thì rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Sốt kéo dài có thể do nguyên nhân đến từ việc bé bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc siêu vi gây bệnh. Do trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu do đó tạo điều kiện cho các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể. Biểu hiện của sốt là: trẻ nóng trong người, thân nhiệt từ 38 độ C trở lên, toàn thân mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, mất nước, chán ăn, sốt cao chảy máu cam… Chưa kể việc chăm sóc trẻ không đúng cách còn làm gia tăng mức độ của triệu chứng bệnh.
Sốt cao kéo dài có thể do viêm đường tiết niệu. Nếu không phải nguyên nhân do virus, tốt nhất bố mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Trẻ sốt cao nên làm gì?
Dùng thuốc hạ sốt chính là phương án phổ biến nhất. Tuy nhiên dựa theo độ tuổi và cân nặng mà bố mẹ dùng loại thuốc hạ sốt phù hợp. (Lưu ý paracetamol 650mg sủi dành cho trẻ trên 12 tuổi). Để trẻ dễ uống thuốc, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt dạng ống cho bé. Mỗi liều dùng nên cách nhau tối thiểu 4-6 tiếng.
Không quấn chăn cho bé mà hãy cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và ở không gian thoáng mát. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp chườm mát với nước ấm khoảng 35 đến 36 độ C.

Không dùng dầu gió lên da bé, bố mẹ có thể cho 1 vài giọt dầu khuynh diệp vào chậu nước tắm cho trẻ.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, sốt cao kéo dài nên đưa bé đi khám ngay.