Sốt là một tình trạng bệnh lý phổ biến thường gặp ở hầu hết mọi độ tuổi, mọi giai đoạn phát triển của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, ngay khi phát hiện cơ thể rơi vào trạng thái sốt 5 ngày liền, không suy giảm hoặc hạ sốt được, chúng ta cần thay đổi phương án điều trị bệnh. Người bệnh nên được đưa đến thăm khám và điều trị tích cực tại các cơ sở y tế nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Sốt khiến cơ thể suy nhược như thế nào ?
Hiện nay, khi sử dụng và lựa chọn sai phương án điều trị sẽ khiến cơ thể bị sốt cao uống thuốc không hạ. Tình trạng không mấy tích cực này đều có thể dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược và đồng thời kèm theo nhiều triệu chứng khác của cơ thể như nôn ói, hạ huyết áp, đau đầu, nhức mỏi cơ xương khớp, … Bên cạnh đó, sốt kéo dài khiến tâm lý người bệnh dễ sinh ra chán nản, cáu gắt. Một số người bệnh còn bỏ ăn khiến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh bị gián đoạn.

Vậy đối với trẻ em khi sốt cao sẽ ra sao ? Khi phát hiện trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt ? Thậm chí theo các nghiên cứu khoa học, nếu cơ thể trong thời gian dài nếu tình trạng sốt cứ tái đi, tái lại sẽ gây mất nước ở cơ thể, rối loạn điện giải. Trường hợp nặng hơn trẻ có thể gặp phải các biến chứng như rối loạn thần kinh, co giật, thiếu oxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể hôn mê hoặc tử vong. Do vậy, những người lần đầu làm cha mẹ cũng cần trang bị cho mình kiến thức, cách xử trí đúng và kịp thời khi con trẻ bị sốt cao. Các bậc phụ huynh thực hiện việc sơ cứu tại nhà trước, sau đó là sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt đúng cách trước khi đưa được trẻ đến cơ sở y tế bác sĩ thăm khám, cũng như xác định nguyên nhân và chỉ định dùng thuốc. Việc sơ cứu được thực hiện trước như thế sẽ hạn chế được những hậu quả nặng nề, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Xây dựng cho cả trẻ và chính chúng ta một thói quen vận động, tập luyện thể dục thường xuyên nhằm hạn chế các bệnh lý phổ biến như cảm sốt, …
