Sốt cao rét run ở trẻ em hay còn gọi là sốt nóng lạnh, hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ khi bị sốt. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị sốt tại đây.
Làm gì khi trẻ sốt nóng lạnh?
Đảm bảo phòng ốc thông thoáng, yên tĩnh hạn chế nhiều người xung quanh.
Chỉ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mỏng, thấm mồ hôi, không đắp chăn.
Tiến hành chườm ấm cho trẻ khi bị sốt cao đột ngột nhằm hạ thân nhiệt. Nhét khăn vào vùng nách, bẹn để nhanh hạ sốt.
Sốt ăn gì nhanh khỏi? Sốt làm trẻ mất nước nên mẹ nấu cho bé các món loãng, dễ tiêu để bù nước nhé!

Trẻ bị nôn nhiều, sốt cao, tiêu chảy dễ mất nước và rối loạn điện giải. Lúc này bạn cần pha dung dịch oresol cho trẻ.
Cặp nhiệt độ hay nhiệt kế chính là trợ thủ đắc lực cho bạn mỗi khi bé bị sốt. Nhét nhiệt kế vào nách hoặc hậu môn của trẻ để vài phút. Trẻ vẫn còn sốt trên 38,5 độ thì mẹ nên cho trẻ uống các thuốc giảm đau hạ sốt ngay nhé. Sau 30 phút đo lại thân nhiệt để theo dõi tình hình.
Những điều cần tránh
Trẻ 3 tuổi sốt cao tay chân lạnh, thấy vậy không ít bố mẹ nhanh chóng đắp chăn, quấn khăn quanh người cho trẻ. Đây là việc hoàn toàn không nên làm ngay lúc này. Lý do là chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài cơ thể là rất lớn, càng làm ấm cơ thể thì bé càng thấy lạnh, nhất là khi sốt cao làm trẻ cảm thấy rét run. Do đó cho trẻ mặc quần áo mỏng thoáng mát, mở cửa sổ lưu thông không khí để trẻ không cảm thấy bí bách, nhanh hạ sốt hơn.

Không nên chườm khăn lạnh cho trẻ. Rất sai lầm nếu nhiều bố mẹ giữ quan điểm này bởi vì trẻ sốt do viêm đường hô hấp, hay bị viêm phổi hoặc các bệnh lý nhiễm khuẩn khác trong khi đó bạn tích cực chườm lạnh cho bé khiến mạch máu co lại đột ngột, tình trạng sốt càng nghiêm trọng hơn.
Nhìn chung, sốt rét run ở trẻ không quá phức tạp để hạ sốt. Nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ bị sốt đó là bình tĩnh, không được chủ quan lơ là dù trẻ có bị sốt nhẹ đi chăng nữa. Bên cạnh đó trước khi dùng thuốc hạ sốt cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay để tránh diễn biến tệ hơn.