Đau nhức 1 bên chân, cánh tay… là những vấn đề xương khớp khá phổ biến mà ai cũng có thể gặp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và đặc điểm của hiện tượng này.

1/ Ai dễ bị đau nhức chân tay?

Các đối tượng dễ bị những vấn đề về xương khớp như dân văn phòng phải thường xuyên ngồi sử dụng máy tính liên tục trong môi trường máy lạnh, những người phải làm các công việc khuân vác, ngồi xe gắn máy liên tục mỗi ngày thường bị đau nhức bả vai và cánh tay trái

Nhìn chung, khi phải làm công việc gì đó phải giữ nguyên một tư thế hoặc lặp đi lặp lại các hành động nhiều lần sẽ khiến xương khớp bị nhức mỏi, lâu ngày sẽ thành thương tổn. 

Đặc thù công việc khiến nhiều người hay bị nhức mỏi chân tay
Đặc thù công việc khiến nhiều người hay bị nhức mỏi chân tay

2/ Nguyên nhân & Đặc điểm

Dựa theo các nguyên nhân gây bệnh mà có thể kèm những triệu chứng khác như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; nếu do viêm đa dây thần kinh thì người bệnh bị liệt vận động; nếu do đái tháo đường thì ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh…

Đau nhức chân tay khởi phát bằng việc tê các đầu ngón tay, châm chích, chuột rút khó chịu. Về lâu dài mức độ tê và nhức mỏi ngày càng tăng. Đau nhức tay trái dài ngày khiến bệnh nhân khó cử động cánh tay, cẳng tay. 

Tương tự, ở phần hông trở xuống, cảm giác đau nhức bắp chân, ngón chân, bàn chân, cổ chân, đùi, mông, thắt lưng… khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngồi hay đi đứng. 

Người bị đau nhức chân tay gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Người bị đau nhức chân tay gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

3/ Xử lý như thế nào?

Có nên uống thuốc giảm đau? Người bị đau nhức chân tay có thể tham khảo sử dụng nhóm thuốc giảm đau Paracetamol, tương đối lành tính. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì nếu dùng liều cao trong thời gian dài thì ảnh hưởng chức năng gan. Nhất là với những người rượu bia nhiều chức năng gan bị suy yếu từ từ nếu dùng thuốc liều cao liên tục. 

Nếu thấy đau nhức tay trái, đau nhức cẳng chân… hay vị trí nào đó trên cơ thể mà thuốc giảm đau hay các phương pháp vật lý trị liệu không thuyên giảm, cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *