Theo các chuyên gia y tế tại nước ta, sốt phát ban là hiện tượng bệnh lý bình thường và dễ gặp ở trẻ. Hiện nay, bệnh này đã có thể xảy ra ở một số trẻ ngay sau khi đã được hạ sốt, chúng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 6 – 36 tháng. Tùy vào thể trạng cơ thể của trẻ, và cả chủng virus – nguyên nhân gây bệnh mà có thể phát ban nhiều lần. Nhưng cha mẹ nên tránh để trẻ sốt cao kèm phát ban, đây là dấu hiệu báo động nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nguyên nhân và cách phân loại bệnh
Sốt phát ban được đánh giá là một loại bệnh lành tính, ít biến chứng nặng. Thông thường, trẻ sốt cao phát ban hoặc người lớn nhiễm bệnh sẽ thường tự hồi phục sau một vài ngày. Khi trẻ bị sốt phát ban thì xuất hiện những vết ban màu hồng nổi lên sau cơn sốt, thông thường là sốt 3 ngày rồi phát ban hoặc có thể hơn tùy thuộc vào thời gian ủ bệnh ở mỗi trẻ nhỏ. Sốt phát ban được gọi tên dựa theo quá trình phát triển thực tế của bệnh, điều này nghĩa là sau bé bắt đầu xuất hiện sốt sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày mới phát ban lan rộng cơ thể.
Bệnh này nếu ở dạng nhẹ thường sẽ ít phát hiện, bởi lẽ các triệu chứng của bệnh được biểu hiện không rõ ràng. Nhưng nếu sốt cao phát ban có thể khiến trẻ co giật và bất tỉnh. Do đó, nên hạn chế tối đa tình trạng sốt cao khi mắc các loại bệnh này. Phụ huynh nên trang bị trong tủ thuốc gia đình các nhóm thuốc giảm đau hạ sốt thông thường và sử dụng chúng với một liều lượng phù hợp trong sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Cách ngăn ngừa bệnh sốt phát ban ở trẻ
Hiện nay, vẫn chưa có vaccine ngừa bệnh sốt phát ban. Vì vậy, để bảo vệ trẻ cần nên tránh những môi trường tụ tập đông ngừa ở những giai đoạn bệnh có nguy cơ bùng phát như hiện nay. Rửa tay, vệ sinh cơ thể trẻ thường xuyên cũng là cách tốt nhất để loại bỏ những mầm bệnh đang ẩn náu. Khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh thì ta nên tham vấn các ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
